*Cơm lam
Cơm lam cũng là món ăn phổ biến của đồng bào nhiều dân tộc, cơm lam được làm bằng gạo nếp bỏ vào ống tre đem nướng chín có hương vị rất thơm ngon. Người Thái rất nổi tiếng với món cơm lam và là món ăn truyền thống có từ lâu đời.
* Bánh
Từ gạo nếp, đồng bào dân tộc chế biến thành các loại bánh bánh dầy, bánh chưng, bánh sừng, bánh ngô để cúng trong các ngày lễ tết...Bánh dày là loại bánh phổ biến của đồng bào các dân tộc như: Mông, Tày, Thái, Hà Nhì...với nhiều tên gọi khác nhau tuỳ thuộc vào từng dân tộc. Bánh được làm bằng gạo nếp đồ xôi chín đem đến cối giã cho nhuyễn, để chống dính người dân dùng lòng đỏ trứng gà đã luộc chín hoặc vừng rang. Khi giã và nặn bánh đều rắc thêm những hạt vừng để tạo hương vị riêng và bánh hình chiếc đĩa có đường kính khoảng 10-15 cm, được gói bằng lá chuối. Ngoài ra, từ bột gạo nếp cùng với một số loại gia vị khác như: Thịt lợn, hạt tiêu, đường, đỗ... làm thành nhiều loại bánh khác nhau. Bánh sừng là loại bánh được nhiều dân tộc Hà Nhì, Thái, Tày ưa thích.
Bánh “mả biệt bọt”, bánh “kháu si” của người Hà Nhì
Người Hà Nhì có bánh mả biệt bọt. Bánh được gói bằng lá chít, 1 đầu nhọn, chỉ gói gạo nếp không có nhân, bánh được dùng trong các ngày lễ, tết hoặc làm bánh ăn cho vui. Ngoài ra người Hà Nhì còn có bánh bỏng (kháu si) rất nổi tiếng cũng được làm bằng gạo nếp đồ lên, đem phơi khô rồi cho mỡ vào chảo rang cho hạt gạo phồng, nấu đường kỹ rồi đổ bỏng lên, sau đó đổ ra cắt thành từng miếng, ăn ngậy và thơm.
Bánh ngô “dấu phó cừ” của người Mông
Người Mông nổi tiếng với bánh dấu pó cừ ( bánh ngô), được chế biến từ ngô non, khi hạt còn đang mềm. Người phụ nữ Mông lấy ngô về xay thành bột gói vào lá chuối. Kích thước bánh tuỳ theo người nặn thích to hay nhỏ. Sau khi đã gói xong đặt vào chõ gỗ và cho lên bếp đồ chín.
Ngoài ra, người Mông còn có bánh dấu thạ làm bằng bột gạo nếp pha ít đường. Cũng từ ngô, người Mông còn có món mèn mén là món ăn chủ yếu của đồng bào Mông xưa kia.