NGẮM “ĐỖ QUYÊN KHOE SẮC” TRÊN ĐỈNH PU TA LENG       Lai Châu cần thay đổi để phát triển tương xứng tiềm năng du lịch      bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu      

Tết mùa mưa dân tộc Hà Nhì

Cập nhật: 21/12/2011
Người Hà Nhì ở xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu không chỉ có những nét văn hóa độc đáo như: Lễ hội Gạ Ma Thú, hay tục cưới xin, kiến trúc nhà trình tường, mà ăn tết mùa mưa (Jé Khù Chà) của người dân nơi đây còn lưu lại những giá trị văn hóa đặc sắc riêng.

Người Hà Nhì thường bắt đầu ăn tế này vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Cả bản thống nhất ngày tổ chức thông qua cuộc họp bản vào đầu tháng. Họ thường chọn ngày con rồng “lò no”  hoặc ngày con cừu “jó no” Vì theo quan niệm của người Hà Nhì thì đó là ngày tốt nhất.

Hàng năm người dân Hà Nhì ăn tết mùa mưa trong thời gian 7 ngày, 7 đêm.Vào tháng 7 hàng năm theo tiết trời và nông vụ ở nơi đây là thời điểm bà con đã thu hoạch xong mùa vụ, cũng là bắt đầu vào mùa mưa. Bà con dân bản có thời gian rãnh rỗi nên người Hà Nhì chọn thời gian này để tổ chức lễ tết lớn nhất của cộng đồng.

Vào sang sớm ngày đầu tiên ( ngày con rồng hoặc ngày con cừu) gia chủ hoặc một người trong nhà sẽ mang 03 ống tre vào gùi ra khe nước đầu bản để lấy nước( theo quan niệm của người Hà Nhì thì đây là đi lấy nước lộc đầu năm). Việc đi lấy nước được thực hiện từ lúc có tiếng gà gáy sáng đầu tiên vì họ cho rằng đó là giờ tốt là thời khắc của sự giao mùa. Khi lấy được nước rồi thì cố gắng không để cho nước rơi ra ngoài, nếu trong ống nước có con côn trùng nào thì không được đổ đi hay lấy ra mà cứ thế đem về bởi lẽ họ cho rằng đấy là lộc trời ban.

Sau khi lấy được nước, họ mang về để cạnh bàn thờ dùng nước đó để nấu đồ cúng tổ tiên. Lấy nước song gia đình cư 01 người co trai  thường là gia chủ ( nếu người đó còn khỏe) vào khu làm lễ (điểm thờ tại khu rừng thiêng của bản) để dọn dẹp làm lán bày đồ cúng. Sáng sớm, phụ nữ trong nhà đồ gạo nếp được ngâm từ tối hôm trước rồi giã ra để làm bánh dày cúng tổ tiên (chọn ra 9 cái ngon nhất). Người Hà Nhì có tục xem gan lợn trong dịp tết này. Khi mổ lợn xong, chủ nhà xem gan lợn để biết tốt sấu. Nếu bộ gan còn nguyên, không bị sứt, mật đầy, lá gan úp ở trên nhô cao, dây nối giữ hai lá gan tương đối thẳng. Đó là gan tốt bảo hiểu một năm tốt lành cho gia chủ. Nều lá gan không tốt gia chủ sẽ làm lý để hóa giải điềm không tốt.

Nét đặc trưng dịp tết này là gia đình nào cũng dựng một cây đu trong nhà ở gian ngoài. Cây đu được buộc hai dây lên xà nhà và buộc một miếng ván ở giữa để trẻ con vui chơi. Đầu bản dựng một đu lớn cho cả bản vui chơi.

Theo quan niệm của người Hà Nhì thì mỗi con vật đều có linh hồn riêng. Để phục vụ cuộc sống họ đã săn bắt, giết hại các con thú rừng nên hồn của các con vật kêu oan với ông trời về tội lội đó của con người và ông trời đã phán tội con người bị sử tội gông cùm vì thế cây đu ra đời. Hay nói cách khác là trong dịp tết thông qua trò chơi còn là hình thức sưng tội của con người với ông trời để cho hồn các con vật nhìn thấy tưởng là con người đã bị sự tội công bằng mà không đến làm hại họ nữa.

Trong thời gian diễn ra tết này bà con kiêng không đi làm gì cả bởi theo lý của người Hà Nhì những ngày này mọi người ở nhà cúng thần linh, cúng tổ tiên nên phải ở nhà thì mới thành tâm.

Đây là một cái tết mang đậm nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì ở Mường Tè – Lai Châu thu hút sự quan tâm của du khách. Cần bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của người Hà Nhì nói riêng cũng như những bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Đức Sinh

Đánh giá bài viết
Đánh giá: 0/5 từ 0 người bình chọn.
Quét mã QR
Xem thêm