NGẮM “ĐỖ QUYÊN KHOE SẮC” TRÊN ĐỈNH PU TA LENG       Lai Châu cần thay đổi để phát triển tương xứng tiềm năng du lịch      bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu      

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU

Cập nhật: 23/10/2012
1. Đặt vấn đề: 1.1, Cơ sở pháp lý : - Tài nguyên du lịch: : Chương II - Luật du lịch; Chương II Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; - Khu du lịch, điểm du lich, tuyến du lịch: Chương IV - Luật Du lịch, Chương III - Nghị định 97/2007/NĐ-CP; - Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ - Quy hoạch tổng thể du lịch Lai Châu đến năm 2020.

1.2, Cơ sở thực tiễn

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn; Nhu cầu tham quan của khách du lịch. Yêu cầu công tác quản lý.

Chính quyền, cơ quan quản lý và nhân dân tại các điểm đến tham quan hoàn toàn thụ động trước các hoạt động tham quan du lịch của khách và chưa có định hướng và được thực sự hưởng lợi đúng mức từ du lịch.

Các tuyến điểm du lịch của Lai Châu chưa được hình thành và định hình một cách rõ nét. Bên cạnh đó các rào cản liên quan quan đến thủ tục hành chính khi tham quan, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất còn nghèo nàn làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đến các điểm thu hút du lịch. Vì vậy du lịch chưa thể phát triển thành một ngành kinh tế thực sự ở Lai Châu.

 

2, Phân tích tính khả thi của giải pháp

Kết quả khảo sát ban đầu với một số hãng lữ hành ở Sapa và Hà Nội cho thấy một số tiềm năng và cơ hội để Lai Châu phát triển du lịch thiên nhiên và văn hóa ở các làng bản dân tộc thiểu số, tập trung vào các yếu tố sau:

- Lai Châu có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ và rất đa dạng

- Các bản làng ở Lai Châu vẫn còn nguyên sơ, chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo và chưa bị ảnh hưởng bởi sự phát triển

- Gần trung tâm du lịch lớn của khu vực là Sapa, bên cạnh đó do Sapa đã quá phát triển nên có xu hướng  khách du lịch và các công ty lữ hành đang tìm thêm những điểm đến mới. Các đơn vị lữ hành cần phát triển sản phẩm mở rộng hành trình, tăng thời gian lưu trú và sử dụng dịch vụ của khách du lịch.

- Khách quan tâm đến du lịch sinh thái và cộng đồng đang tăng trưởng, đặc biệt ở các thị trường quan trọng như Pháp, Đức, Úc, Nhật Bản và nhóm trẻ sinh viên người Việt Nam.

Tương lai Lai Châu sẽ có đường bay từ Hà Nội-Lai Châu, hệ thống đường thủy phát triển, hệ thống đường bộ của được đầu tư, việc đi lại sẽ thuận tiện hơn.

 

Phân tích sơ bộ các điểm, tuyến du lịch chính của Lai Châu:

 

2.1 Điểm Sìn Hồ

a, Hiện Trạng khách tham quan

- lượng khách: Số lượng khách trung bình mỗi năm đến với cao nguyên Sìn Hồ ngày một tăng, đặc biệt là du khách nước ngoài. Tổng số khách: ước vào khoảng và ngàn lượt/năm. trong đó khách nước ngoài chủ yếu có nguồn gốc từ  Pháp, Mỹ, Anh, Úc, và một số nước Tây Âu.

- Hình thức: khách đến với cao nguyên Sìn Hồ một phần là đi theo đoàn kèm theo hướng dẫn viên đi cùng, đôi khi có khách đi lẻ; phần lớn lượng khách đến với Sìn Hồ là do các đơn vị lữ hành từ Điện Biên và SaPa đưa sang; một phần khách do các công ty lữ hành đưa từ Hà Nội lên qua Điện Biên rồi sang Lai Châu và đến với Sìn Hồ. Các đơn vị lữ hành thường đưa khách đến Sìn Hồ như: hãng du lịch Gecko Travel (Anh quốc), công ty du lịch Lê Phong (HN), ASIA TICA (HN)...

-  Nhu cầu khách 

Thời điểm đi nhiều nhất là vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4. Thời gian đi: từ 2-3 ngày. Khách đến với cao nguyên Sìn Hồ để tham quan, nghỉ dưỡng; để khám phá, chiêm ngưỡng và ghi lại vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của miền đất này; được bồng bềnh trong sương mù; ngắm cảnh quan dọc sông Đà; đến thăm các bản làng, tìm hiểu nếp sống, sinh hoạt của bà con dân bản; tìm hiểu về trang phục cũng như nét văn hóa truyền thống; được đắm mình trong những phiên chợ đầy sắc màu nơi vùng cao Tây Bắc.

Khách thường ăn nhỉ tại khách sạn Thanh Bình - thị trấn Sìn Hồ ( KS với 20 phòng nghỉ, đầy đủ tiện nghi như: karaoke, café, tắm thuốc...) và một số ít khách nghỉ tại các bản (Nậm Đoong, Pú Đao).

 

b, Thông tin về địa điểm

- Cao nguyên Sìn Hồ cách thị xã Lai Châu khoảng 60 km theo đường tỉnh lộ 129 nối TX Lai Châu với thị trấn Sìn Hồ. Cao nguyên Sìn Hồ nằm ở độ cao trung bình trên 1.000m so với mặt nước biển, thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, với khí hậu tương đồng với thị trấn Sa Pa (Lào Cai) nhiệt độ trung bình năm là 180c quanh năm mát mẻ với nhiều giống cây dược liệu quý hiếm, các loại rau, hoa quả ôn đới đặc sắc.

 

- Khu vực Nam Sìn Hồ:  có tiềm năng lớn về du lịch sông nước, cần được điều tra khảo sát cụ thể, đánh giá mới có thể khai thác được

 

c, Những ưu thế để thu hút khách

- Sìn Hồ có cảnh quan thiên nhiên đặc biệt: giữa trập trùng núi đá, bạt ngàn rừng nguyên sinh, giữa biển mây mù, du khách có dịp ngắm thiên nhiên hùng vĩ và khám phá những phong tục tập quán độc đáo nơi đây. Với đặc trưng của xứ lạnh, nhiệt độ trung bình năm khoảng 180 C nên du khách đến Sìn Hồ thường được hướng dẫn nên thử tắm lá thuốc một lần. Cảm giác được ngâm mình thư giãn trong thùng gỗ pơ-mu đổ đầy nước thuốc pha chế từ 20 vị thuốc của rừng, sau đó được bấm huyệt, bao mệt nhọc sẽ tan biến, chỉ còn lại sự thư thái đầy sảng khoái.

- Cảnh quan dọc sông Đà, từ thị trấn Sìn Hồ, theo hướng Tây Nam vài chục km, du khách có thể chiêm ngưỡng những cảnh quan kỳ vĩ, những mỏm đá đen, những đỉnh núi cao vút tầng mây, hai bên bờ còn lưu lại những bản làng của người dân tộc thiểu số và những mái nhà thấp thoáng những nốt chấm phá vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Nơi đây thích hợp cho loại hình du lịch sông nước trên thuyền vừa vọng cảnh, vừa thưởng thức những làn diệu dân ca và thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng đất này.

- Chợ Sìn Hồ. Chợ họp vao chủ nhật hàng tuần thu hút đông đảo bà con dân tộc từ các bản làng xa xôi đổ về. Chợ Sìn Hồ được coi là phong phú nhất vùng, ở đây bày bán đủ các loại hàng hóa từ các sản phẩm nông sản và thổ cẩm của người dân địa phương đến các mặt hàng công nghệ, đồ điện dân dụng gia đình...Ngoài ra tại chợ còn bán cả các loại phong lan và một cửa hàng lớn bán đồ lưu niệm cho khách du lịch. Vào các ngày chợ phiên, những người Dao đỏ, người Mông, người Phù Lá, người Sila, Lào, người Cống...đều góp mặt. Tất cả tạo nên buổi chợ phiên xôn xao, tràn ngập làn sóng hoa văn thổ cẩm muôn màu. Muốn tìm hiểu nét văn hóa vùng cao, du khách hãy đến với chợ phiên.

- Điểm bản Pú Đao (tiếng dân tộc nghĩa là “núi cao”) từng được hãng du lịch Gecko Travel (Anh quốc) bình chọn là 1 trong 5 điểm dã ngoại, khám phá thiên nhiên đẹp nhất Đông Nam Á.

- Di tích lịch sử: dinh thự của “Vua Thái” Đèo Văn Long ở xã Lê Lợi, mang kiến trúc đặc trưng của bản sắc văn hóa Thái. Bia Lê Lợi được khắc trên vách đá ở bờ bắc sông Đà.

- Mức độ thân thiện của người dân: Giao lưu với những cô gái duyên dáng và các chàng trai khỏe khoắn, rực rỡ trong các trang phục nhiều mầu sắc với những nét văn hóa tinh tế, khuôn mặt rạng rỡ, nụ cười đằm thắm; đến với những ngày lễ hội, ngày vui, ngất ngây, đắm say trong lời hát đối giao duyên và men rượu nồng say bên bếp lửa…

- Ẩm thực Sìn Hồ phong phú và đa dạng với những món đặc sản của dân tộc bản địa, như gà ác đen, thịt trâu gói lá lốt nướng than hoa, cải mèo xào thịt gác bếp…

 

d, Khả năng phát triển du lịch

- Ngoài lượng du khách quốc tế đang đến với Sìn Hồ còn có khả năng khai thác và thu hút các đối tượng khách công vụ đến công tác tại tỉnh, khách nghỉ dưỡng cuối tuần tại TX Lai Châu, sinh viên thực tập, trải nghiệm…

- Các dịch vụ du lịch có thể khai thác phục vụ du khách như: ăn, nghỉ tại thị trấn Sìn Hồ và tại các bản; xem biểu diễn văn nghệ (tại phòng văn hóa huyện, bản); cho thuê thuyền và hướng dẫn du khách tham quan trên sông Đà; trải nghiệm làm nông dân cùng bà con dân bản; xem và học làm các nghề thủ công truyền thống như mây che đan, thêu thùa, may vá...; tham quan bản làng, tìm hiểu phong tục tập quán, nét sinh hoạt văn hóa và khám phá con người nơi đây…

- Khảo sát ban đầu với một số công ty lữ hành cho thấy họ sẵn sàng quảng bá khai thác tour du lịch cao nguyên Sìn Hồ nếu tại các điểm đến đều sẵn sàng đón khách (có sản phẩm) và thủ tục đăng ký tham quan dễ dàng.

 

e, Kết luận, kiến nghị

- Cao nguyên Sin Hồ là diểm du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể du lịch Lai Châu đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, cùng những nét văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn của đồng bào địa phương, hiện đang thu hút một lượng lớn du khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu. Có đủ điều kiện cơ bản để công nhận điểm du lịch địa phương.

- Đề nghị giao cho Trung tâm TT-XTDl tiếp tục hỗ trợ quảng bá, xúc tiến điểm đến, tập huấn nâng cao nhận thức du lịch cộng đồng cho bà con dân bản, kêu gọi sự hỗ trợ từ các cơ quan tổ chức, phối hợp với địa phương, cơ sở tổ chức thực hiện

 

2.2,  Điểm Bản Hon

a, Hiện trạng

- Lượng khách: Số lượng đoàn: Trung bình mỗi tuần có từ 1 đến 2 đoàn khách nước ngoài đến bản, mỗi đoàn có từ 5 đến 10 khách, nhiều nhất có khi đến trên 30 khách, vào mùa khô số lượng đoàn khách đến với bản nhiều hơn (số liệu do UBND xã cung cấp). Tổng số khách: ước vào khoảng 1000 lượt/năm. Khách Việt: rất ít, chủ yếu là khách công vụ. Khách nước ngoài 1000 lượt/năm

Thành phần khách chủ yếu là khách Âu, Mỹ và một số ít khách Nhật, Hàn Quốc.

Hình thức: đi theo đoàn, có hướng dẫn viên và do các đơn vị lữ hành tổ chức, không có khách đi lẻ.

Nguồn khách: phần lớn khách quốc tế đến Bản Hon là từ Sapa sang, theo yêu cầu của khách du lịch và do các đơn vị lữ hành muốn kéo dài thời gian lưu trú của khách đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm của doanh nhiệp khi đã đưa khách đến Sapa. Một bộ phận không nhỏ khách quốc tế xuất phát từ Hà Nội đi theo đường 32, và từ Hà Nội đi đường không qua Điện Biên sang. Đơn vị lữ hành đưa khách đến Bản Hon như: Công ty du lịch Bạn Đồng Hành (Sapa), du lịch Đức Minh (Sapa), ASIAN VIỆT (HN)...

 

- Nhu cầu khách: Thời điểm đi (nhiều nhất là vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau). Thời gian đi: khách thường tham quan bản từ 1/2 đến 1 ngày. Khách thường chỉ đến thăm bản: xem nhà sàn, xem dệt vải, đi dạo quanh bản xem nếp sống của bà con (trang phục, tập quán...), đi bộ sang Bản Giang, Đông Pao và ngược lại. Khách ăn nghỉ tại bản rất í chiếm chưa đến 10% tổng lượng khách đến bản, nghỉ chủ yếu tại nhà ông Xâu (bí thư đảng ủy xã). Mua hàng, đồ lưu niệm, thỉnh thoảng có người mua khăn, vải và một số đồ khác.

 

b, Thông tin về địa điểm

- Vị trí địa lý: Bản Hon 1 và 2 thuộc xã Bản Hon - Tam Đường. Cách thị xã Lai Châu 20Km, cách đường quốc lộ 4D khoảng 15Km thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Có khả năng kết nối với các điểm tham quan khác trong khu vực. Bản Hon 1 và 2 liền nhau ở vị trí trung tâm xã, đường đến bản khá thuận lợi. Bản có cảnh quan đẹp nhưng đang có xu hướng bê tông hóa.

 

- Thông tin về điểm bản du lịch: Bản Hon 1 có 70 hộ dân, bản Hon 2 có 60 hộ dân với 100% đồng bào là người Lự, sống tập chung, 100% gia đình là thuần nông đời sống ở mức trung bình. An ninh tốt dân bản hiếu khách. Hạ tầng: có đường điện, nước hợp vệ sinh, phủ sóng di động. Có nhà văn hóa bản (nhà sàn 3 gian có sân rộng, bể nước), có bãi để đỗ xe, chưa có vệ sinh công cộng. Đường tư quốc lộ 4D đến bản khoảng 15Km, trong đó có gần 9Km đường nhựa và 6Km đường đá. Giao thông trong điểm bản tham quan đi lại chủ yếu là bằng đường đất.

Hạn chế: vệ sinh chung chưa tốt, chưa có nhà vệ sinh công cộng, rất ít hộ có nha vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Tập quán nhốt gia súc dưới sàn nhà vẫn còn. Tỷ lệ hộ đói nghèo cao tên 27%, đường đến bản nhiều đoạn đường đá còn gặp nhiều khoa khăn. Nhiều doanh nghiệp lữ hành phản ánh: gặp khó khăn về an ninh khi đưa khách xuống bản.

 

c,  Những giá trị, ưu thế thu hút khách

- Bản có ưu thế về tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo. Điển hình cho người Lự ở nước ta. Dân 2 bản sống tập chung, cư dân thuần nhất, hầu hết ở nhà sàn truyền thống, mang những nét văn hóa đặc sắc; có đội văn nghệ, nhiều ập quán tốt còn giữ gìn được ( trang phục dân tộc, tập ục sinh hoạt, ẩm thực địa phương, phụ nữ nhuộm răng đen, tự dệt vải may vá, thêu thùa, đan lát...). Cạnh bản có suối Nậm Mu, có hang động đẹp (động Rơi), có thể đi bộ tới bản Đông Pao và Bản Giang. Đường từ Thị xã Lai Châu đi bản Hon và đi Đông Pao, Pa Pe, Nà Cà đang được làm lại. Có khoảng trên 10 hộ có thể cải tạo đón khách ăn nghỉ.

- Thuận lợi giao thông,  nằm trên tuyến du lịch "Cung đường Tây Bắc" có khả năng kết nối các điểm tham quan khác trong vùng.

- Ưu thế về vị trí địa lý: tranh thủ được cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật do gần Thị xã Lai Châu. Đặc biệt hơn là ưu thế gần Sapa thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành kéo dài các Tour từ Sapa sang.

 

d, Khả năng phát triển du lịch

- Có khả năng đầu tư phát triển thành điểm du lịch cộng đồng.

- Ngoài lượng khách quốc tế đang đến bản, có khả năng khai thác thêm lượng khách nội địa; sinh viên thực tập, trải nghiệm; và lượng khách công vụ ngoại tỉnh.

- Các dịch vụ du lịch có thể khai thác: ăn uống, nghỉ trọ, biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian, bán đồ lưu niệm và sản vật địa phương, hướng dẫn du khách tham quan bản làng và giới thiệu tập quán sinh hoạt của bà con dân bản...

 

e, Những hoạt động đã triển khai

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký văn bản hợp tác với Tổ chức phát triển Hà Lan, trong đó có nội dung hỗ trợ một số bản xây dựng thành điểm bản du lịch, bản Hon là một trong số đó và giao cho Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch tổ chức thực hiện.

- Tháng 7 năm 2010 theo sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm TT&XT du lịch phối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), UBND huyện Sapa tổ chức khảo sát giới thiệu cho các doanh nghiệp lữ hành điểm du lịch bản Hon cùng nhiều điểm bản khác.

- Trung tâm TT&XT du lịch đã chủ động thực hiện nhiều chuyến khảo sát, tiếp xúc làm việc với UBND xã Bản Hon về vấn đề trên, và nhận được sự đồng thuận cao từ chính quyền xã, bản.

- Đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cơ bản về du lịch cộng đồng, hướng dẫn và trao đổi với bà con dân bản về các vấn đề liên quan.

            - Trung tâm TT&XT du lịch giới thiệu, quảng bá cho nhiều doanh nghiệp lữ hành về Bản Hon. Trực tiếp giới thiệu cho các đoàn khách đến tham quan tại bản.

 

f,  Kết luận, kiến nghị

- Bản Hon 1+2 là điểm du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thê phát triển du lịch Lai Châu đến năm 2020. Đây là điểm du lịch có cảnh quan đẹp, nhiều phong tục cùng những nét truyền thống độc đáo...hiện đang thu hút một lượng đông khách du lịch nước ngoài, có đủ điều kiện công nhận là điểm du lịch cộng đồng.

- Tổ chức quản lý: theo mô hình du lịch cộng đồng, xây dựng quy chế vận hành, tổ chức ban quản lý, tổ chức các tổ nhóm dịch vụ...

- Những tác động cần thiết: tiếp tục hỗ trợ quảng bá, xúc tiến điểm đến. Tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng. Kêu gọi sự hỗ trợ từ các cơ quan tổ chức, kết hợp với các chương trình dự án tại địa phương. Hỗ trợ cải tạo, xây mới nhà vệ sinh công cộng, mua sắm trang thiết bị cho các hộ gia đình phục vụ khách du lịch. Tổ chức tuyên truyền vệ sinh cho toàn dân bản cũng như trong mỗi gia đình. Khắc phục tình trạng nhốt gia súc dưới gầm sàn...

 

 

2.3,  Điểm Pu Sam Cáp

a, Hiện Trạng khách tham quan

- Lượng khách: Hầu hết khách du lịch đến với PuSamCap là khách trong nước. Số lượng du khách trong và ngoài nước đến thăm quan quần thể động ngày một tăng.  Trong năm 2010, trung bình mỗi tháng đón từ 150-200 lượt khách trong nước. Khách quốc tế rất ít khoảng từ 20-30 người/ năm (chủ yếu là khách Tây ba lô, đi lẻ từ Sapa và Điện Biên sang). Khách trong nước đến thăm quần thể động chủ yếu là khách công vụ, khách tham quan, nghỉ dưỡng và cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Nhu cầu khách: Thời điểm khách đến nhiều nhất là vào dịp tết, hè, những ngày cuối tuần và vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Thời gian đi: 1/2 – 1 ngàyKhách đến thăm quần thể động để được khám phá, thưởng thức hết vẻ đẹp nguyên sơ của quần thể hang động kỳ vĩ nằm sâu trong vùng rừng núi từ hàng ngàn
năm qua; để tìm hiểu hệ sinh thái, ghi lại và chứng kiến những giá trị thẩm mỹ, cảnh quan, địa chất, địa mạo, văn hóa, môi trường thiên nhiên nơi đây.

 

b,  Thông tin về địa điểm

- Vị trí địa lý, quy mô: Hệ thống hang động PuSamCap thuộc địa phận thị xã Lai Châu, cách trung tâm thị xã 6Km, nằm bên trục đường tỉnh lộ 129 nối thị xã Lai Châu với huyện Sìn Hồ, trên độ cao từ 1.300 đến 1.700m so với mặt nước biển, thuận lợi cho du khách tham quan, tìm hiểu. Có khả năng kết nối các điểm tham quan khác trong vùng. Quần thể hang động Pusamcap có quy mô 600 hecta. Hiện nay đã và đang khai thác tại 2 khu là động Thiên Môn và động Thiên Đường cùng với hệ thống rừng nguyên sinh.

 

 - Thông tin về điểm du lịch: Quần thể hang động PuSamCap gồm nhiều hang động như: Thiên Môn, Thiên Đường, Thủy Tinh…; nằm cách thị xã Lai Châu chừng 6km men theo đường tỉnh lộ 129 đi Sìn Hồ. Hiện nay tại quần thể hang động Pusamcap mở cửa hai hệ thống động cho du khách tham quan là Thiên Môn và Thiên Đường, với chiều dài khoảng 4km, lúc ẩn lúc hiện trong rừng Móc cao lớn. Hành trình đi bộ và leo núi qua những dốc cheo leo, với những rặng đá kỳ vĩ khiêu khích sự tò mò của mỗi du khách. Vào trong quần thể động, những nhũ đá mang hình thù kỳ lạ. Được người dân tưởng tượng và đạt cho những cái tên như: "Cổng trời", "Trống đá", "Âm dương", "Tháp ngọc", "Mê cung", "Sư tử", "Ông voi", "Lọng thiên", "Âm dương"...Những ruộng bậc thang bằng đá, nước róc rách trong vắt, du khách sẽ cảm nhận được dòng nước mát lạnh đem lại cảm giác thoải mái,  gần gũi với thiên nhiên. Mỗi hang động dài trên 1km, được chia ra làm nhiều ngăn khoang, vòm động cao và sâu, chỗ cao nhất có khi lên đến trên 100m (điều đó cho thấy quy mô của hệ thống hang động Pusamcap là rất lớn, không chỉ ở Lai Châu mà còn ở cả khu vực Tây Bắc).

Cơ sở hạ tầng: Động Thiên Môn và động Thiên Đường nằm trong quần thể hang động PuSamCap, trong những năm gần đây được sự quan tâm, đầu tư của Công ty CP XNK tổng hợp Tây Bắc nên hệ thống cơ sở vật chất đã được cải thiện: Tại quần thể hang động đã xây dựng nhiều công trình như: nhà điều hành, nhà nghỉ chân cho du khách, xây dựng một số bậc thang ăn vào nền đá, hệ thống giao thông, làm dây vịn để du khách có thể vào thăm quan trong động được an toàn. Ngoài ra, hệ thống đèn chiếu cũng đã được đầu tư, khu vệ sinh, ghế cho du khách nghỉ chân cùng nhiều công trình phụ trợ khác phục vụ du khách tham quan.

An ninh tại quần thể động được đảm bảo tốt.

 

c,  Những ưu thế để thu hút khách

- Quần thể động có vị trí thuận lợi nằm trên địa phận TX Lai Châu, nằm kề trên tỉnh lộ 129 nối TX Lai Châu với huyện Sìn Hồ.

- Khoảng cách từ động tới TX Lai Châu và thị trấn Sìn Hồ tương đối gần nên sẽ thu hút được rất nhiều du khách, đặc biệt là khách công vụ.

- Cảnh quan thiên nhiên đẹp, rộng lớn, hoang sơ (trong động với nhiều thạch nhũ kỳ vĩ của tạo hóa, huyền ảo, nguy nga …).

- Trong quần thể động có rừng nguyên sinh với hệ thống động, thực vật quý hiếm; không gian cây xanh rộng rãi, thoáng mát tạo cảm giác thư thái cho khách tham quan, tìm hiểu.

- Tại khu động thường xuyên cử người túc trực 24/24h nên đã tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo cho du khách và nhân dân được tham quan, tìm hiểu, khám phá thiên nhiên.

 - Trên thực tế, PuSamCap chưa được đầu tư, khai thác xứng tầm với vẻ đẹp tại đây. Cho đến giờ, duy nhất Công ty CP XNK tổng hợp Tây Bắc là đơn vị đầu tư chủ yếu vào quần thể hang động này.

- Bên cạnh đó, giá vé vào động dừng lại ở mức 20.000đ/du khách chỉ để duy trì hệ thống máy nổ, đèn chiếu sáng và một vài nhân viên hướng dẫn đi cùng đoàn du khách để đảm bảo sự an toàn cần thiết.

 

d, Khả năng phát triển du lịch

- Quần thể hang động PuSamCap có khả năng rất lớn, đã và đang được đầu tư để phát triển thành điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

- Ngoài lượng du khách quốc tế đang đến thăm động; lượng khách đến công tác tại Lai Châu; cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh; còn có khả năng khai thác và thu hút một lượng rất lớn đồng bào các dân tộc trong và ngoài tỉnh đến tìm hiểu, khám phá; sinh viên thực tập, trải nghiệm và các nhà nghiên cứu…

- Các dịch vụ du lịch có thể khai thác phục vụ du khách như: hướng dẫn và mang vác đồ cho du khách khi vào thăm động; chụp ảnh; xây dựng các dịch vụ trò chơi giải trí và quầy bán đồ lưu niệm sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc quanh vùng, phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của du khách…           

- Trong năm 2012, Công ty CP XNK tổng hợp Tây Bắc sẽ đầu tư cải tạo nhà điều hành; xây dựng nhà nghỉ qua đêm cho du khách có nhu cầu; xây dựng hệ thống cấp thoát nước; nâng cấp hệ thống chiếu sáng, cải tạo hệ thống giao thông và khai thác thêm các hang trong quần thể động để đón du khách (dự kiến sẽ khai thác khu rừng đá Caxtơ trên đường đi phục vụ du lịch mạo hiểm ), cùng nhiều công trình phụ trợ khác…

 

e,  Kết luận, kiến nghị

- Khu động Pusamcap là một trong những điểm nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lai Châu đến năm 2020. Là điểm du lịch kết hợp tham quan động và tìm hiểu sinh thái rừng với cảnh quan độc đáo, hấp dẫn đang thu hút một lượng lớn du khách tới khám phá, có đủ điều kiện để công nhận là điểm du lịch địa phương.

- Đến năm 2015, quần thể hang động PuSamCap sẽ trở thành một điểm đến du lịch sinh thái trọng điểm, hấp dẫn của vùng và trong tương lai không xa PuSamCap sẽ là điểm đến không thể thiếu cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Lai Châu.

- Đề nghị tiếp tục hỗ trợ quảng bá, xúc tiến điểm đến, phối hợp với chủ đầu tư tiếp tục tổ chức đầu phát triển các dịch vụ.

 

2.4, Điểm du lịch Động Tiên Sơn

a, Hiện trạng:

- Lượng khách: Số lượng du khách trong và ngoài nước đến thăm quan tại động ngày một tăng. Trong đó lượng khách quốc tế từ 2006-2010 đạt hơn 12.000 lượt, chủ yếu có nguồn gốc từ Pháp, Mỹ, Úc, Anh... Khách trong nước khoảng 8500 lượt (số liệu năm 2010), ngoài ra vào các ngày rằm, lễ, tết người dân thường đến cầu may, cầu phúc đầu xuân.

- Nhu cầu khách: Thời điểm khách đến nhiều nhất là vào mùa khô  và các ngày lễ, tết, hội, hè... Thời gian đi: 1/2 ngày. Khách đến thăm động để được tìm hiểu, ghi lại và chứng kiến những giá trị thẩm mỹ, cảnh quan, địa chất, văn hóa, lịch sử, môi trường và con người nơi đây. Một bộ phận khách không nhỏ nhằm thỏa mãn nhu cầu về tâm linh.

            b, Thông tin về địa điểm

-  Vị trí địa lý, quy mô: Động Tiên Sơn – huyện Tam Đường, cách TX Lai Châu 30Km, nằm bên trục đường quốc lộ 4D nối Lai Châu với Lào Cai và các tỉnh bạn, thuận lợi cho du khách tham quan, tìm hiểu. Có khả năng kết nối các điểm tham quan khác trong khu vực. Hiện nay tại quần thể động đã và đang khai thác trên diện tích 6ha với 9 hạng mục công trình gồm: (nhà điều hành di tích, đường đi, hồ, nhà thờ, đường điện vào động, cầu, vòm động, điện cao áp và tường rào khu di tích). Trong giai đoạn từ nay đến 2020 dự kiến quy mô khai thác lên tới 16ha với rất nhiều các hạng mục công trình.

-Thông tin về điểm du lịch: Động Tiên Sơn nằm trong truyền thuyết về 99 ngọn núi và 99 hồ nước trong xanh phẳng lặng của đồng bào Lự (Tây Bắc) là biểu tượng cho vẻ đẹp tự nhiên của rừng núi nơi đây. Động được kiến tạo từ carxto (một dạng đá vôi) hàng triệu năm. Trong động có 36 cung khác nhau, nối tiếp chạy qua 2 sườn núi, càng vào sâu không gian động càng được mở rộng. Mỗi cung động được nhân dân quanh vùng đặt tên linh thiêng như: Lạc Long quân, Mẫu Âu Cơ, Bà Chúa Kho...đi sâu vào động, những khối đá, thạch nhũ muôn hình, vạn dạng dần lộ ra đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Trong động còn có mạch nước ngầm, chảy thành dòng suối nhỏ len lỏi qua từng khe đá tạo nên những tiếng róc rách rất vui tai.

Cơ sở hạ tầng: Động Tiên Sơn nằm trong quần thể khu du lịch động Tiên Sơn, trong những năm gần đây được sự quan tâm, đầu tư của UBND tỉnh nên hệ thống cơ sở vật chất khá khang trang: (theo quyết định số 695/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình khu du lịch Động Tiên Sơn, ngày 24/5/2006 của UBND tỉnh).)

Tại quần thể khu động đã xây dựng nhiều công trình như: nhà điều hành di tích, nhà thờ, cầu, hệ thống hồ nước và khuôn viên cây xanh cùng nhiều công trình phụ trợ khác phục vụ du khách tham quan.

Hệ thống điện chiếu sáng trong động được bảo đảm thường xuyên, thông tin liên lạc tốt trước khi vào trong động; nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

Có bãi đỗ xe ôtô (tại khuôn viên trong quần thể động)…đường từ ngoài vào động được bê tông hóa, đi lại trong động tương đối dễ dàng.

An ninh tốt đảm bảo an toàn cho khách tham quan.

Đánh giá chung: Động có vị trí thuận lợi, mang những giá trị vê cảnh quan, địa chất, văn hóa, lịch sử đặc biệt là giá trị thẩm mỹ cao với những khối đá, thạch nhũ kỳ ảo lạ thường; hệ thống hạ tầng cơ sở, vệ sinh đáp ứng được nhu cầu cho du khách tham quan tìm hiểu. tuy nhiên chưa thành lập được Ban Quản Lý khu di tích. Chưa có nhiều các sản phẩm dịch vụ du lịch để phục vụ nhu cầu của du khách.

 

c, Những ưu thế để thu hút khách

- Động Tiên Sơn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định là Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 28/6/1996.

- Khu động có vị trí thuận lợi nằm trên địa phận thị trấn Bình Lư, gần TX Lai Châu, nằm kề trên quốc lộ 4D; trên tuyến du lịch “vòng cung Tây Bắc”.

- Khoảng cách từ động tới Sapa cũng tương đối gần nên sẽ thu hút, lôi kéo được rất nhiều du khách từ Lào Cai sang.

- Cảnh quan thiên nhiên đẹp (trong động với nhiều thạch nhũ kỳ vĩ của tạo hóa, lung linh huyền ảo, tráng lệ nguy nga …), trong quần thể động có hồ nước cùng khuôn viên cây xanh rộng rãi, thoáng mát tạo cảm giác thư thái cho khách tham quan, tìm hiểu.

            - Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Tam Đường được diễn ra tại khu động Tiên Sơn vào tháng 2 (âm lịch) hàng năm đã, đang và sẽ thu hút đông đảo du khách và nhân dân tham gia.           

            - Tại khu động thường xuyên cử người túc trực 24/24h nên đã tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo cho du khách và nhân dân được tham quan, tìm hiểu, cầu mong sự tốt lành... 

 

            d, Khả năng phát triển du lịch

- Khu động Tiên Sơn có khả năng rất lớn, đã và đang được đầu tư để phát triển thành điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

- Ngoài lượng du khách quốc tế đang đến thăm động; lượng khách công vụ đến Lai Châu; cán bộ công chức đang công tác trên địa bàn tỉnh; còn có khả năng khai thác và thu hút một lượng rất lớn đồng bào các dân tộc trong và ngoài tỉnh đến thăm quan, tìm hiểu, cầu mong sự tốt lành; sinh viên thực tập, trải nghiệm và khám phá cùng với đó là các nhà nghiên cứu…

- Các dịch vụ du lịch có thể khai thác phục vụ du khách như: xem biểu diễn văn nghệ khi khách có nhu cầu, hướng dẫn và mang vác đồ cho du khách khi vào thăm động; xây dựng các dịch vụ trò chơi giải trí và quầy bán đồ lưu niệm sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc quanh vùng.

 

            e, Kết luận, kiến nghị

            - Khu động Tiên Sơn - huyện Tam Đường là điểm du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh. Là điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn, cảnh quan thiên nhiên với nhiều thạch nhũ của tạo hóa, lung linh kỳ ảo...đang thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan, tìm hiểu khám phá. Đủ điều kiện công nhận là điểm du lịch địa phương.

- Đề nghị công nhận điểm du lịch

 

2.5, Điểm du lịch cộng đồng bản Vàng Pheo

 

a, Hiện Trạng khách tham quan

-  Lượng khách: Số lượng đoàn, Trung bình mỗi tháng có từ 2-3 đoàn khách nước ngoài đến bản, mỗi đoàn có từ 06-10 khách; ngoài ra còn một số lượng lớn khách trong nước, khách trong tỉnh...  Tổng số khách: ước vào khoảng 800-1000 lượt/năm (số liệu năm 2010, do UBND xã cung cấp); trong đó du khách quốc tế từ 250-300 lượt; ngoài khách công vụ thì du khách nước ngoài đến với bản có nguồn gốc từ Pháp, Úc, Mỹ.

- Hình thức: khách nước ngoài đến với bản chủ yếu là đi theo đoàn kèm theo hướng dẫn viên đi cùng;

.

-  Nhu cầu khách: Thời điểm khách đến: nhiều nhất là vào mùa khô, vào dịp cuối tuần và các ngày lễ hội. Thời gian đi: 1 ngày. Du khách thường đến thăm bản tìm hiểu về nếp sống, trang phục; khám phá nét sinh hoạt văn hoá, tìm hiểu về nhà sàn truyền thống; xem biểu diễn văn nghệ, nghe đàn Tính tẩu; thưởng thức ẩm thực của đồng bào địa phương.  Khám phá cảnh quan, đi bộ ngắm suối, quay và chụp những nét đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi đây. Khách muốn nghỉ qua đêm tại bản nhưng nhìn chung cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu. Cần được ưu tiên đầu tư xây dựng thêm.  

 

b, Thông tin về địa điểm

            -  Vị trí địa lý: Bản Vàng Pheo thuộc địa phận xã Mường So - huyện Phong Thổ, cách TX Lai Châu 25Km, cách đường quốc lộ 4D từ Lai Châu sang Điện Biên khoảng 5Km thuận lợi cho du khách tham quan, tìm hiểu. Có khả năng kết nối các điểm tham quan khác trong khu vực.

- Thông tin về điểm bản DL Bản Vàng Pheo nằm ở ngã ba của hai dòng suối Nậm So và Nâm Lùm, bản có gần 100 hộ dân, với hơn 400 nhân khẩu, trong đó 100% là người Thái trắng, người dân trong bản thường sống tập chung; đời sống còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là chăn nuôi và làm nương rẫy, số hộ nghèo trong bản tính hết năm 2010 là 58 hộ, chiếm gần 60% số hộ dân trong bản.

- Cơ sở hạ tầng: Dân bản sinh sống trên các nhà sàn rộng, có kiến trúc đẹp, mang những nét đặc trưng của người Thái trắng. Bản có nhà văn hoá rộng rãi, có sân rộng, thoáng.

Hệ thống điện, nước đầy đủ; thông tin liên lạc đảm bảo;

Nhà vệ sinh + chuồng trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn (năm 2010 được sự đầu tư của Hội Nông dân tỉnh cùng công ty Môi trường nước sạch của tỉnh, bản đã xây dựng được 110 công trình nước sạch vệ sinh);

Có bãi đỗ xe ôtô (tại nhà văn hóa bản)…đường từ quốc lộ 4D vào bản khoảng 5Km đã được bê tông hóa, đi lại trong bản thuận lợi.

An ninh tốt đảm bảo an toàn cho khách tham quan.

Đánh giá chung: + Tích cực: Bản có vị trí, cảnh quan thiên nhiên đẹp (có suối Nậm So, hang động, rừng cây...), giao thông đến bản thuận lợi; nhà sàn truyền thống cùng những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc; văn nghệ dân gian, ẩm thực độc đáo; điện, nước, vệ sinh đáp ứng được nhu cầu cho du khách tham quan tìm hiểu.

+ Hạn chế: Tỷ lệ hộ nghèo trong bản lớn, đường xá đi lại trong bản còn gặp nhiều khó khăn. Chưa có các sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhu cầu của du khách. Ý thức về điều kiện vệ sinh chung trong thôn bản còn hạn chế.

           

c, Những ưu thế để thu hút khách

            - Bản Vàng Pheo được công nhận là bản văn hóa cấp tỉnh năm 2007.

            - Bản có vị trí thuận lợi gần TX Lai Châu (cách thị xã 25Km) ; gần trên tuyến du lịch “vòng cung Tây Bắc”, cách quốc lộ 4D khoảng 5km, đường từ quốc lộ 4D vào trung tâm bản được đổ bê tông đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của du khách cả trong mùa mưa.

            - Nhà sàn truyền thống của người Thái trắng rộng rãi, thoáng mát, mang những nét văn hoá đặc trưng (có thể đầu tư cho khách ngủ qua đêm tại bản).

            - Tại bản có nhà văn hoá (nhà sàn truyền thống với kiến trúc đẹp, sân rộng có thể dùng để làm điểm đón khách, giới thiệu về cộng đồng làng bản, phục vụ ăn uống và giao lưu biểu diễn văn nghệ. Trong nhà văn hoá bản, trưng bày những nhạc cụ truyền thống cùng những trang truyền thuyết, những hình ảnh giới thiệu ngắn gọn về mảnh đất và con người nơi đây, du khách sẽ hiểu được phần nào lịch sử, nét đẹp của văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái trắng...)

            - Cảnh quan thiên nhiên: + Ngã ba suối tình yêu (suối rộng và nông, có thể lội qua, cảnh quan đẹp có thể thực hiện các hoạt động cho khách du lịch như chèo thuyền, thả bè, đánh bắt cá truyền thống, chụp hình, tắm suối...

            + Tại bản có cầu qua suối, tuyến đường mòn ven suối cùng với hang Thẳm Tạo và hang Cao Sơn ở bản Vàng Pheo 2 qua bên kia suối, có thể xây dựng tour trekking cho du khách (cảnh đẹp và yên tĩnh, có thể ngắm suối và các vách núi đá vôi, hang động là nơi vua Thái Trần Văn ơn nghỉ ngơi và ngắm cảnh...)

            - Dân bản có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nghề nấu rượu...phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu.

            - Trong bản người dân đều rất say mê các điệu xòe, múa truyền thống như: xoè quạt, xòe nón cùng các nhạc cụ truyền thống như: đàn Tính tẩu, sáo, trống...mang  những nét văn hoá đặc trưng, là kho tàng cho du khách tìm hiểu, khám phá.

            - Bản Vàng Pheo thường xuyên duy trì 3 đội văn nghệ của ba độ tuổi khác nhau (người già, trung niên và thanh niên) để biểu diễn vào các dịp lễ tết, hội hè, hoặc khi có khách tới thăm bản.         

            - Ẩm thực của đồng bào Thái ở Vàng Pheo rất phong phú và đa dạng, du khách đến với bản sẽ được thưởng thức các món ăn mang đậm bản sắc văn hoá Thái như: Cá bống suối vùi tro, thịt băm gói là chuối vùi tro, sâu đá, rêu đá, dế mèn rang, măng đắng...

            - Nhiều lễ hội diễn ra tại bản (lễ hội Nàng Han) vào mùa xuân cũng thu hút một lượng lớn du khách đến tham dự, tìm hiểu.

            - Người dân tại bản thân thiện, mến khách, thật thà, chất phác. Họ chào đón du khách bằng những nụ cười thân thiện, những cái bắt tay chân tình. Ý thức được bản mình là bản văn hóa du lịch nên họ rất cởi mở, nhiệt tình. Phần lớn các hộ dân trong bản đều có quan hệ họ hàng với nhau. Tổ chức cộng đồng khá chặt chẽ. Trưởng bản có uy tín với cộng đồng. Cộng đồng thân thiện và có kỹ năng giao tiếp điều này rất thuận lợi cho phát triển du lịch.

 

            d, Khả năng phát triển du lịch

- Bản Vàng Pheo có khả năng rất lớn để đầu tư phát triển thành điểm bản du lịch cộng đồng.

- Ngoài lượng du khách quốc tế đang đến bản còn có khả năng khai thác và thu hút các đối tượng khách công vụ đến công tác tại tỉnh, cán bộ đang công tác tại TX Lai Châu…

- Các dịch vụ du lịch có thể khai thác phục vụ du khách như:

+ Ăn, nghỉ tại bản, home stay (khách du lịch ở trong nhà dân để trải nghiệm cuộc sống gia đình và tìm hiểu văn hoá Thái trắng).

+ Trải nghiệm làm nông dân cùng bà con dân bản, hướng dẫn du khách tham quan bản làng (sơn quét, làm về sinh nhà mẫu giáo, trồng cây trong thôn bản...).

+ Dệt vải truyền thống (xem và học quy trình dệt vải, mua các sản phẩm dệt).

+ Tham quan bản làng, ngắm suối (xây dựng Tour đi bộ Trekking ven suối, tìm hiểu về hệ sinh thái...)

.           + Xem biểu diễn văn nghệ (tìm hiểu văn nghệ dân gian truyền thống và giao lưu giữa khách và cộng đồng, bản Vàng Pheo đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh và Trung ương, tiêu biểu là nghệ nhân Teo Văn Hạc chơi đàn Tính Tẩu…).

+ Học nấu ăn, tìm hiểu phong cách ẩm thực và thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào (năm 2006 chị Lò Thị Đối với món Cá Suối Nướng đem đi dự thi đã nhận được HCV do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức).

+ Các dịch vụ khác như: chụp hình trong trang phục truyền thống, học đánh đàn, xem làm đàn tính, mua đàn tính, hướng dẫn và dạy du khách bơi, chèo thuyền, giao lưu múa hát với du khách...     

- Khảo sát ban đầu với một số công ty lữ hành cho thấy họ sẵn sàng quảng bá và khai thác tour du lịch bản Vàng Pheo nếu điểm này được đầu tư và sẵn sàng đón khách (có sản phẩm, dịch vụ...).

- Các hạn chế cơ bản của cộng đồng là chưa có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là làm du lịch nên thiếu kinh nghiệm về tổ chức và hạch toán kinh doanh.

 

            e, Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng ở Vàng Pheo

- Đến năm 2013, bản Vàng Pheo trở thành một điểm đến DLCĐ trọng điểm của Lai Châu và Vùng Tây Bắc. Phát triển du lịch đem lại lợi ích chung về văn hóa xã hội và môi trường cho toàn dân bản. Đặc biệt đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho:

- Có ít nhất từ 5-10 hộ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú trong dân bản.

- Có từ 5-7 hướng dẫn viên thôn bản.

- Ba đội văn nghệ với 30 người bao gồm cả người già, trung niên và thanh niên thành thạo các điệu múa, hát và chơi nhạc cụ truyền thống góp phần duy trì bản sắc dân tộc và có năng lực biểu diễn phục vụ khách.

- 20 phụ nữ có thu nhập từ phục vụ dịch vụ ẩm thực, bán các đặc sản địa phương, hàng thổ cẩm.

- Du lịch cộng đồng ở bản sẽ góp phần tăng thu nhập cho ít nhất 25% số dân ở địa phương thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho du khách. Bên cạnh đó góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, tài nguyên và môi trường tại điểm đến.

 

            f, Kết luận, kiến nghị

            - Bản Vàng Pheo là điểm du lịch nằm trong vùng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lai Châu đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Nơi đây có tài nguyên du lịch hấp dẫn cùng những nét văn hóa đặc sắc của bà con dân tộc Thái trắng trên địa bàn tỉnh. Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách nghỉ qua đêm tại bản, đủ điều kiện công nhận là điểm du lịch cộng đồng tại địa phương.

            - Tổ chức quản lý theo mô hình du lịch cộng đồng, xây dựng quy chế và tổ chức thực hiện tại cộng đồng địa phương.

            - Đề nghị giao cho Trung tâm TT-XTDl tiếp tục hỗ trợ xúc tiến điểm đến, tập huấn nâng cao nhận thức du lịch cộng đồng cho bà con dân bản, kêu gọi sự hỗ trợ từ các cơ quan tổ chức, phối hợp với địa phương, cơ sở tổ chức thực hiện

           

 

2.6, Các điểm du lịch tiềm năng cần được điều tra khảo sát, đánh giá cụ thể

- Nà Luồng, Nà Hiềng, Tà Lèng, Hồ Thầu, Sì Thâu Chải : Tam đường

- Khu vực Nam Sìn Hồ

- Pú Đao - Sìn Hồ

- Phiêng Phát - Tân Uyên

- Hồ Bản Chát - Than Uyên

- Dào San,  - Phong Thổ

- Khu vực rừng nguyên sinh - Mường Tè

 

 

            2.7, TuyÕn du lÞch

TuyÕn du lÞch lµ lé tr×nh liªn kÕt c¸c ®iÓm du lÞch, khu du lÞch, c¬ së cung cÊp dÞch vô du lÞch, ®­îc x¸c ®Þnh theo c¸c tiªu chÝ mang ý nghÜa t­¬ng ®èi nh­ sau:

- N»m trong kh«ng gian thuËn lîi vµ ­u tiªn ph¸t triÓn du lÞch.

- Lµ mèi liªn hÖ gi÷a c¸c ®Þa bµn träng ®iÓm du lÞch, c¸c trung t©m du lÞch lín trªn ®Þa bµn vµ víi c¸c ®iÓm du lÞch kh¸c ë c¸c vïng l©n cËn (trong vµ ngoµi tØnh).

- Cã sù ph©n bè tµi nguyªn vµ sù hÊp dÉn c¶nh quan ë c¸c ®iÓm trªn toµn tuyÕn.

- Cã ®iÒu kiÖn c¬ së h¹ tÇng, vËt chÊt kü thuËt vµ c¸c khu nghØ ng¬i, vui ch¬i gi¶i trÝ kh¸ch s¹n nhµ hµng vµ c¸c lo¹i h×nh dÞch vô kh¸c.

- Cã c¸c ®iÒu kiÖn vÒ vÖ sinh m«i tr­êng, trËt tù an toµn x· héi

C¸c tiªu chÝ trªn quyÕt ®Þnh lé tr×nh cña mét tuyÕn du lÞch víi thêi gian dµi hay ng¾n, chi tiªu cña kh¸ch nhiÒu hay Ýt, ®Õn mét lÇn hay nhiÒu lÇn cña du kh¸ch...

ý nghÜa cña viÖc x¸c ®Þnh tuyÕn du lÞch lµ lµm c¬ së cho c¸c doanh nghiÖp x©y dùng tour Du lÞch, ch­¬ng tr×nh du lÞch.

Tõ c¬ së lý luËn trªn, c¨n cø sù ph©n bè c¸c ®Þa bµn träng ®iÓm, khu ®iÓm du lÞch vµ hÖ thèng giao th«ng hiÖn cã vµ h­íng ph¸t triÓn sau nµy, hÖ thèng tuyÕn du lÞch Lai Ch©u ®­îc x¸c ®Þnh nh­ sau:

 

a, TuyÕn du lÞch néi tØnh :

TuyÕn du lÞch néi tØnh lµ nh÷ng tuyÕn du lÞch ®­îc b¾t ®Çu tõ Trung t©m du lÞch tØnh tíi c¸c khu, ®iÓm du lÞch kh¸c ®Ó t¹o thµnh tour du lÞch hoµn chØnh hoÆc cã vai trß kÕt nèi víi c¸c tuyÕn du lÞch ngo¹i tØnh trë thµnh tuyÕn du lÞch bæ trî.

Do ®Æc ®iÓm ®Þa h×nh, sù ph©n bè m¹ng l­íi giao th«ng, vÞ trÝ c¸c tµi nguyªn   du lÞch cña Lai Ch©u, hÖ thèng tuyÕn du lÞch néi tØnh bao gåm tuyÕn du lÞch sau:

 Tuyến du lịch thị xã Lai Châu - Sìn Hồ - Mường Tè: qua các điểm Pu Sam Cáp, Thị trấn Sìn Hồ (Tả Phìn, Chợ Sìn Hồ), Sông Đà, Pú Đao, Rừng nguyên sinh Mường tè

TuyÕn du lÞch thÞ x· Lai Ch©u - Phong Thæ - Ma Lï Thµng; (theo c¸c quèc lé 4D vµ 12). Qua cac điểm: Gia Khâu, Vàng Pheo, Dào San, Ma Lù Thàng

TuyÕn du lÞch thÞ x· Lai Ch©u - Phong Thæ - S×n Hå (theo c¸c quèc lé 4D vµ 12, tØnh lé 128)

TuyÕn du lÞch thÞ x· Lai Ch©u - B×nh L­ - Than Uyªn (theo c¸c quèc lé 4D vµ 32).

Ngoµi ra du lÞch Lai Ch©u cã thÓ khai th¸c c¸c tuyÕn du lÞch thÞ x· Lai Ch©u - M­êng TÌ lµ tuyÕn du lÞch sinh th¸i.

 

b. TuyÕn du lÞch liªn tØnh: 

TuyÕn Hµ Néi - Hoµ B×nh - S¬n La - §iÖn Biªn Phñ - ThÞ x· lai Ch©u (bao gåm c¶ Ma Lï Thµng) - B×nh L­ - Lµo Cai - ViÖt Tr× - Hµ Néi hoÆc ng­îc l¹i.

§©y lµ mét trong nh÷ng tuyÕn du lÞch quèc gia dùa theo quèc lé 6, 279, 12, 4D, 70 vµ quèc lé 2 lµ c¬ së h×nh thµnh tour du lÞch ‘qua miÒn T©y B¾c’ hÊp dÉn kh¸ch du lÞch. Qua tuyÕn du lÞch nµy ngoµi nh÷ng ®Þa danh du lÞch cña c¸c tØnh b¹n kh¸ch du lÞch cã thÓ tiÕp cËn ®­îc nhiÒu ®iÓm du lÞch hÊp dÉn cña Lai Ch©u nh­ :

+ Th¨m hang ®éng Tiªn S¬n vµ c¸c ho¹t ®éng v¨n ho¸ d©n téc khu vùc lµng b¶n B×nh L­.

+ Tham quan, trao ®æi mua s¾m t¹i khu kinh tÕ cöa khÈu Ma Lu Thµng...

+ Tham quan c¸c di tÝch lÞch sö, c¶nh quan s«ng §µ khu vùc nam S×n Hå

+ Tham dù c¸c ho¹t ®éng v¨n ho¸ mang ®Ëm b¶n s¾c d©n téc t¹i thÞ x· Lai Ch©u, huyÖn Phong Thæ.

Còng tõ tuyªn du lÞch liªn tØnh cã thÓ khai th¸c :

TuyÕn Hµ Néi - Hoµ B×nh - S¬n La - §iÖn Biªn Phñ - ThÞ x· lai Ch©u - B×nh L­ - Than Uyªn - Yªn B¸i - Hµ Néi hoÆc ng­îc l¹i.

VÒ tÝnh chÊt nh­ tuyÕn trªn, tuy nhiªn theo h­íng nµy kh¸ch du lÞch cã thÓ tham quan phong c¶nh ë Than Uyªn, Mï Cang Ch¶i, NghÜa Lé...

 

c . TuyÕn du lÞch quèc tÕ:

Víi cöa khÈu ®­êng bé Ma Lï Thµng du lÞch Lai Ch©u cã c¬ héi khai th¸c nguån kh¸ch du lÞch tõ Trung Quèc qua c¸c tuyÕn du lÞch sau :

TuyÕn tõ Trung Quèc - Ma Lu Thµng - Phong Thæ - ThÞ x· Lai Ch©u - §iÖn Biªn Phñ sau ®ã ®i c¸c tØnh phô cËn.

HoÆc:

Trung Quèc - Ma Lu Thµng - ThÞ x· Lai Ch©u - B×nh L­  sau ®ã ®i c¸c tØnh phô cËn.

Trung Quèc - Lao Cai - Sa Pa - B×nh L­ - ThÞ x· Lai Ch©u - §iÖn Biªn vµ c¸c tØnh phô cËn

VÒ l©u dµi, cÇn chó träng h­íng ph¸t triÓn kh¸ch du lÞch tõ Trung Quèc qua Trung t©m du lÞch tØnh Lai Ch©u ®Õn c¸c ®iÓm du lÞch kh¸c trong tØnh. Theo h­íng nµy du lÞch Lai Ch©u cÇn ®Èy m¹nh viÖc ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng, vËt chÊt kü thuËt, s¶n phÈm du lÞch t¹i mét sè khu ®iÓm du lÞch ®· ®­îc ®Þnh h­íng ph¸t triÓn ë trªn.

 

           

3. Kết luận

            Việc xây dựng và công nhận chính thức hệ thống tuyến điểm du lịch Lai Châu là yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch và yêu cầu của sự phát triển ngành du lịch.

            Nhiệm vụ này cần được tiến hành khẩn trương, nhưng vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành.

 Nguyễn Thành Công

Đánh giá bài viết
Đánh giá: 0/5 từ 0 người bình chọn.
Quét mã QR