NGẮM “ĐỖ QUYÊN KHOE SẮC” TRÊN ĐỈNH PU TA LENG       Lai Châu cần thay đổi để phát triển tương xứng tiềm năng du lịch      bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu      

TIẾNG GỌI PUTALENG

Cập nhật: 10/04/2020
Như chúng ta đã biết, dãy núi Hymalaya cao nhất và huyền bí nhất thế giới mà phần kéo dài về phía Tây nam của nó đến Việt Nam có tên là Hoàng Liên Sơn. Phần đầu cùng của dãy Hoàng Liên Sơn là sơn khối Ky Quan San (Bạch Mộc Lương Tử) với nhiều ngọn núi cao trên dưới 3.000m như Pusilung, Khang Su Văn, Pờmalung, Bạch Mộc Lương Tử, Nhìu Cổ San...Nhưng cao nhất trong sơn khối là núi Putaleng 3049m chỉ xếp sau đỉnh Pansipan 3.143m (Cao nhất Việt Nam).

Dòng suối nước trong veo trên đường chinh phục đỉnh Pu Ta Leng

Putaleng (Núi Tả Lèng) là cách gọi gần đây khi những người yêu thích núi tìm đến những ngọn núi hoang sơ nhằm thỏa mãn những đam mê khám phá. "Pu" theo tiếng người Dao có nghĩa là đỉnh núi Ta Leng (Tả Lèng) là tên gọi bản người H'mong dưới chân núi. Còn xưa nay người H'mong bên bản Tả Lèng vẫn gọi là núi Pờ La Thào. người H'mong gọi "Pờ" là núi. "La Thào" là tên người thợ săn già nhiều kinh nghiệm nhưng không may một lần đi săn bị tai nạn và chết trên đỉnh núi. Người ta lấy đá đắp mộ cho ông ngay bên đường lên núi.

Cổ thụ trên Pu Ta Leng

Được biết về đỉnh Putaleng từ mấy năm, nhưng chỉ đến hôm rồi tôi và những người bạn cũ mới cùng nhau đến với Putaleng. Đã từng đi nhiều núi, nhưng PuTaleng là cánh rừng nguyên sinh dường như cuối cùng còn sót lại mà tôi từng biết. từng rừng Đỗ Quyên trải dài bên sườn núi chờ mùa, những con suối nước trong thấu đáy với những thảm rêu mướt mát không một vết xước đẹp nao lòng người. Những cách hoa Trà lả tả trong khí rừng chỉ cần thở thôi cũng đủ sướng. Chuyến đi thật nhẹ nhàng từ lúc bước chân vào rừng đến khi lui gót trở ra, ai ai cũng vui vẻ như một cuộc dạo chơi trong khu rừng cổ tích vậy. Quả đúng như lời bài thơ:

RỪNG XANH CỔ THỤ

Anh đưa em về
rừng già cổ thụ
đá xanh rêu lớp lớp xanh rêu
suối phiêu hoang tinh tang nhạc nước
muông thú mùa thương quyến gọi bạn tình

Rừng cổ tích rừng ngàn năm tuổi
Đá xanh rêu đá mọc tự bao giờ
Anh cùng em hồn phiêu lạc hoang sơ
Chẳng phải mơ mà đây là cõi thực

Người ơi người tình xanh mát xanh
Để rừng xanh mãi là rừng xanh mát
đá xanh rêu
suối tinh tang nhạc nước
muông thú mùa thương quyến gọi bạn tình

24/10/2018 thơ: Đăng An

Suốt dọc hành trình, như được cởi lòng, anh em người H'mong kể cho tôi những câu chuyện huyền thoại về ngọn núi thiêng.

Chuyện thứ nhất:

Xưa, cũng chưa lâu lắm, con gái bác Tráng ở Tả Lèng lấy chồng bên đèo Giang Ma. Được 2 tháng, nhà trai sang nhà gái bên Tả Lèng làm cưới to. Cưới xong đôi vợ chồng trẻ đưa nhau về Giang Ma. Đi qua suối tới cái ao gọi là Pảng Dua (Ao Xanh). Cô dâu bị rơi xuống một đoạn, người chồng kéo được lên bờ. Đưa về đến nhà cô dâu lăn đùng ra ốm, nằm giường liền 3 ngày, trên người nổi đầy những chiếc vẩy rồng, hai ngày sau thì chết. Lúc mất, cả ngày mưa bão tối tăm, phải thắp đèn, đốt lửa mới nhìn thấy mặt nhau. Gần tối thì trời quang, liền xuất hiện chiếc Cầu Vồng Đôi sáng lòa từ "Pảm Giàng" Tả Lèng vượt qua dãy núi Pờ La Thào sang phía thác Tắc Tình bên mạn Hồ Thầu. Cô gái mất đi, người nhà cho mời thầy cúng cao tay nhất vùng làm cúng mà được biết cô gái xinh đẹp được Rồng Hồ Thầu bắt về làm vợ. Từ đó, hằng năm đôi lần vợ chồng nhà Rồng biến thành Cầu Vồng Đôi vắt từ Bên Hồ Thầu sang Tả Lèng như là cách dắt nhau về thăm nhà vợ.

Chuyện thứ 2:

Xưa, tổ tiên bọn em là người H'mong Hoa chạy loạn giặc Hán, về Việt Nam từ Ma Li Pho. Được nơi đất tốt, lại chăm chỉ làm ăn, nên cuộc sống cũng tốt. Người H'mong em trồng được nhiều cây thuốc phiện nên người Thái nổi lòng tham mà tìm nhiều cách để đoạt lấy. Họ cậy người Pháp có nhiều súng tốt nên bắt người H'mong em bán thuốc phiện rẻ ơi là rẻ. Ông nội bọn em tụ tập người H'mong đánh lại người Thái, người Thái thua phải nhờ thằng Tây mang nhiều súng đến mới bắt được ông nội em. Tưởng bị giết, không ngờ Thằng Tây tha chết, nhưng bắt ông nội em phải dẫn lên đỉnh núi Pờ La Thào và đỉnh núi Cổ Trâu. Họ cho cắm hai cọc sắt sâu đến 2 m và cho xây gạch bên ngoài và nhờ thầy Tầu trấn yểm để người H'mong không mạnh lên được nữa. Mãi sau này người H'mong mới biết là họ cho trấn yểm nên cùng nhau lên đập và nhổ thanh sắt vứt đi. Anh lên núi Tả Liên rồi, bọn em lấy gạch cũ người Pháp xây để xây cái chân chóp đấy anh".

Lưu Bút: Nguyễn Kiên

Đánh giá bài viết
Đánh giá: 4/5 từ 1 người bình chọn.
Quét mã QR