NGẮM “ĐỖ QUYÊN KHOE SẮC” TRÊN ĐỈNH PU TA LENG       Lai Châu cần thay đổi để phát triển tương xứng tiềm năng du lịch      bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu      

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN - HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG CHO DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU

Cập nhật: 05/03/2020
Ngày 14/01/2020, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch nông thôn tại một số bản trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 - 2025. Đây có thể coi là một bước tiến mới để đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng vốn được coi là thế mạnh của du lịch tỉnh Lai Châu.

Theo đó, 11 bản được lựa chọn thí điểm trong Đề án là những bản có điều kiện thiên nhiên, kinh tế xã hội nổi trội của các huyện, thành phố trong tỉnh. 11 bản bao gồm Bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ), bản Vàng Pheo (xã Mường So), bản Thẩm Phé (xã Mường Kim), Bản Phúc Khoa (xã Phúc Khoa), bản Sì Thầu Chải (xã Hỗ Thầu), Bản Lao Tỷ Phùng (xã Nùng Nàng), bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình), bản Xà Dề Phìn (xã Xà Dề Phìn), bản Chang (xã Lê lợi), bản Bo (xã Mường Tè)  và bản Gia Khâu 1 (xã Nậm Loỏng).

Bản Du lịch Cộng đồng Bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường

Sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo ở các vùng nông thôn của Lai Châu đang được đổi thay tích cực. Đặc biệt, nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa được đầu tư cơ sở hạ tầng thuận lợi, cùng với những nét văn hóa truyền thống độc đáo đã mang đến những cơ hội rất lớn để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa cộng đồng. Ngược lại, khi phát triển du lịch, các bản làng sẽ có thêm nguồn lực tiếp tục thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới nhanh, bền vững hơn, từ đó góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hoa viên Bản Du lịch Cộng đồng Bản Thẳm,

Trong số 11 bản được lựa chọn, một số bản đã có các hoạt động du lịch và bước đầu thu được hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi bản chưa thực sự tìm được những thế mạnh riêng để tạo ra các sản phẩm độc đáo, không trùng lặp. Chất lượng các dịch vụ, sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn, chưa chuyên nghiệp và chưa được chú trọng về thương hiệu.

Khách Du lịch tham quan Bản Du lịch Cộng đồng Bản Thẳm

“Đề án 30” được phê duyệt nhằm mục tiêu đẩy mạnh Chương trình xây dựng các bản nông thôn mới với các tiêu chí nâng cao, có kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triền du lịch nông thôn. Khai thác tiềm năng, phát triển ngành nghề nông thôn, chú trọng khôi phục, bảo tồn các ngành nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch văn hóa, sinh thái, cộng đồng; hướng đến phát triển mỗi bản 01 sản phẩm OCOP. Tạo sinh kế, việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn qua phát triển dịch vụ, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.

Với quyết định kịp thời và hướng đi đúng đắn, “Đề án 30” thể hiện sự nắm bắt cơ hội kịp thời và là đòn bảy quan trọng để Du lịch Lai Châu đạt được bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới./.  

Bài Phú Hưng, ảnh Than Banh

Đánh giá bài viết
Đánh giá: 5/5 từ 2 người bình chọn.
Quét mã QR
Xem thêm