Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch không chỉ nằm trong một vùng, một tỉnh mà vượt ra khỏi phạm vi hành chính của một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương là xu thế chung tất yếu trong thời đại hiện nay. Việc liên kết các địa phương trong cùng khu vực nhằm phát huy những thế mạnh riêng của từng địa phương để hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng là vấn đề rất quan trọng.
Chương trình hợp tác phát
triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng được thành lập từ năm 2008 và đây là nhóm
hợp tác trong lĩnh vực du lịch đầu tiên của Việt Nam.
Hợp tác xúc tiến du lịch là
một trong những nội dung chính của chương trình hợp tác phát triển du lịch 8
tỉnh Tây Bắc mở rộng. Rất nhiều các hoạt động hợp tác phát triển du lịch trong
khu vực đều liên quan đến hoạt động xúc tiến, quảng bá. Trong thời gian vừa
qua, ngành du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã có nhiều hoạt động hợp tác về xúc
tiến du lịch đem lại hiệu quả thiết thực góp phần thúc đẩy sự phát triển chung
về du lịch của mỗi địa phương: Như tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu hàng lưu niệm
và quà tặng du lịch, cuộc thi ảnh đẹp du lịch Tây Bắc, cuộc thi hướng dẫn viên
du lịch, xây dựng website du lịch Tây Bắc, sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du
lịch Tây Bắc, khảo sát vòng cung Tây Bắc, tham dự Hội chợ du lịch quốc tế tại
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… Các hoạt động hợp tác xúc tiến đó được tổ chức
ở tầm khu vực đã có sức lan tỏa rộng rãi tạo ra được những ấn tượng tốt đẹp đối
với du khách trong và ngoài nước. Các sự kiện như vậy nếu chỉ một tỉnh đứng ra
tổ chức thì sức lan tỏa, tính hiệu quả sẽ thấp hơn rất nhiều.
So với các khu vực khác trong
cả nước, sự hợp tác về du lịch giữa các tỉnh trong khu vực Tây Bắc được đánh
giá là chặt chẽ và rất có bài bản, có Ban Chỉ đạo, tổ thường trực của Ban Chỉ
đạo, tổ giúp việc. Các hoạt động hợp tác được duy trì thường xuyên một cách ổn
định, bền vững. Hàng năm đều có tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm. Nhóm hợp
tác 8 tỉnh được Tổng cục Du lịch và tổ chức quốc tế đánh giá cao. Điển hình như
Dự án EU đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ của 8 tỉnh Tây Bắc và coi đây là khu
vực trọng điểm để triển khai các hoạt động nhằm đạt được các kết quả đầu ra đã
được xác định trong Kế hoạch hoạt động tổng thể.
Trong thời gian vừa qua,
công tác xúc tiến du lịch đã được các tỉnh trong khu vực quan tâm nhiều hơn. Hầu
hết các tỉnh trong khu vực đều đã có các đơn vị làm công tác xúc tiến du lịch.
Các đơn vị này đang ngày càng phát huy được vai trò quan trọng mình trong vấn
đề phát triển du lịch. Các trung tâm xúc tiến du lịch của các tỉnh cũng đã có
những mối quan hệ hợp tác với nhau. Tuy nhiên sự hợp tác liên kết để cùng nhau tham
gia các sự kiện du lịch lớn vẫn còn hạn chế, đặc biệt là các sự kiện xúc tiến
du lịch ở nước ngoài. Hiện nay, các tỉnh trong khu vực chủ yếu tham gia các
hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước. Các trung tâm thông tin và xúc tiến du
lịch còn khá bị động trong việc tham gia các chương trình hợp tác và phải phụ
thuộc vào việc cấp ngân sách cho hoạt động xúc tiến du lịch của từng địa phương.
Để sự hợp tác trong công tác xúc tiến du lịch có hiệu quả hơn nữa, tôi xin đề
xuất một số giải pháp như sau:
Các Trung tâm Thông tin và
Xúc tiến du lịch cần hỗ trợ nhau trong công tác giới thiệu quảng bá trên các ấn
phẩm như website, bản tin của mỗi địa phương. Các ấn phẩm của tỉnh này có thể
quảng bá giới thiệu về tiềm năng du lịch của các tỉnh bạn trong khu vực. Như
vậy thì việc quảng bá sẽ được rộng rãi và hiệu quả hơn, dễ tạo được lòng tin đối
với du khách.
Các tỉnh trong khu vực cần
tích cực hợp tác để dùng tổ chức và tham gia các sự kiện xúc tiến du lịch ở tại
thị trường cung cấp nguồn khách du lịch đến với khu vực Tây Bắc như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và các sự kiện xúc tiến lịch ở nước ngoài. Đặc thù của
ngành du lịch là bán sản phẩm dịch vụ du lịch tại nơi sản xuất nhưng việc quảng
bá xúc tiến thì phải đến tận nơi khách hàng. Có như vậy thì hoạt động quảng bá
xúc tiến mới hiệu quả. Nếu chúng ta tổ chức các hoạt động xúc tiến tại địa
phương chúng ta thì việc quảng bá khó có thể đến được với du khách dẫn tới việc
quảng bá, xúc tiến của chúng ta sẽ không có hiệu quả. Tuy nhiên việc tổ chức,
tham gia các sự kiện xúc tiến du lịch tại các thị trường khách đòi hỏi nguồn
kinh phí lớn. Do vậy việc các tỉnh trong khu vực hợp tác tổ chức tham gia các
sẽ giảm được kinh phí mà vẫn đạt được hiệu quả. Các trung tâm thông tin xúc
tiến du lịch cũng cần hợp tác trong công tác thống kê nguồn khách, nghiên cứu
thị trường khách du lịch.
Nhóm hợp tác khu vực Tây Bắc
mở rộng cần xây dựng và đặt mối quan hệ hợp tác và kết nối với các trung tâm xúc
tiến du lịch ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… để có thể
học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ các hoạt động quảng bá, xúc tiến.
Tiếp tục tranh thủ và kêu
gọi sự tư vấn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực du Dự
án EU, ADB, UNESCO, SNV, JICA, AECID,… Sự hỗ trợ của các dự án đã góp phần thúc
đẩy du lịch khu vực Tây Bắc phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi
trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, cải
thiện chất lượng dịch vụ mang lại lợi ích cho cộng đồng dân địa phương, góp
phần xóa đói giảm nghèo...
Tăng cường sự hợp tác giữa
các doanh nghiệp du lịch, các hiệp hội doanh nghiệp du lịch trong khu vực. Tiến
tới có thể thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp du lịch Tây Bắc. Thành lập hiệp
hội doanh nghiệp du lịch sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch, tăng cường hợp
tác trong kinh doanh, phát triển sản phẩm du lịch, bảo vệ quyền lợi và lợi ích
hợp pháp cho các doanh nghiệp, đề xuất với các cơ quan quản lý về vấn đề cơ chế
chính sách, các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động của các doanh nghiệp trong khu vực.
Trên đây là một số ý kiến đóng
góp của tôi đối với Hội thảo nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động liên kết hợp
tác xúc tiến du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.
Hoàng Văn Trọng
Cập nhật ngày 15/12/2013