Di tích danh
thắng Núi Đá Ô nằm trong địa phận bản Bành Phán – xã Tả Phìn – huyện Sìn Hồ -
tỉnh Lai Châu.
Khu chính danh
thắng là một khối đán lớn có hình dáng như một chiếc ô, đây là loại đá phong
hoá từ đá bazan, phần phía Bắc khối đá dựa vào 2 cây Chò cổ thủ. Khối đá màu đen, hình chiếc ô có chiều cao 3,7m được
chi là ba phần.
Phần chóp ô
(phần trên cùng) có chiều cao từ 70 – 80cm, đường kính 5,2m có thể che mưa, che
nắng cho nhiều người. Tảng đá có màu xanh rêu với vô số đường và và hoa văn rất
độc đáo.
Phần thân ( phân ở giữa ): Có đường kính 2,5m
gồm những phiến đá màu nâu đen xếp chồng lên nhau tạo nên những hình thù kỳ lạ.
Phần chân (
phần dưới đất) có chiều cao khoảng 55cm đường kính 5,4m và được bao bọc bởi rễ
của hai cây chò cổ thủ. Phần phía Nam có một phiến đá bằng phẳng hình
chữ nhật có kích thước 40-55cm2. Phiến đá này là nơi phản ảnh đời
sống văn hoá tâm linh của bà con dân bản, nơi mà người dân thường thắp hương
cầu nguyện đặt các lệ vật dân cúng.
Di tích Núi đá
Ô được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh vào ngày 25 tháng 10
năm 2007 theo quýêt định số 2058/QĐ- UBND
của UBND tỉnh Lai Châu.
Di tích danh
thắng núi Đá Ô được gắn với sự tích của người Dao Khâu ông Tiên xuống hạ giới du ngoạn để quên cái
ô, qua thời gian cái ô hoá thành đá.
Sự tích kể rằng: Ngày xa xưa có
một ông Tiên xuống trần gian du ngoạn. Từ trên trời ông bay xuống đỉnh núi Sang
Ta Ngai là đỉnh núi cao nhất ở vùng cao nguyên Sìn Hồ. Đứng trên đỉnh núi ông
nhìn được rất xa, quan xát hết lượt, ông thấy ở phía Nam có một bãi bằng. Ông
quyết định tới đó để tham quan nhưng chưa biết đi đường nào vì bốn phía đều là
núi non trùng điệp, vách đá cheo leo. Suy nghĩ một lúc rồi ông quyết định mở
lối đi. Với sức mạnh phi thường ông bẻ vách đá trước mặt làm đôi tạo ra khoảng
trống để đi qua đó là cánh cổng vào bản Sang Ta Ngai bây giờ (tiếng giao gọi là Phìn Me Bánh).
Ra khỏi vách
đá ông Tiên tiếp tục đi về phía Tây Nam qua núi Ngọc (Chu Pu Chong) rồi qua khe
sâu (Tầm Đố) về tới bãi bằng đó chính là bản Tả Phìn, dân bản được biết có ông
tiên (Phin Cha Miền) đến thăm thì rất mừng liền tổ chức mở tiệc và liên hoan
múa hát để chào đón ông Tiên. Cuộc vui kéo dài 7 ngày 7 đêm . Lần đầu tiên
xuống trần gian được thưởng thức các món ngon vật là và xem các chương trình ca
múa ông say xưa theo dõi. Đến ngày thứ 7, ông Tiên sực nhớ ra là mình đã đến
ngày phải trở về tiên giới. Ông vội vàng chào bà con rồi bay lên trời. Nơi ông
Tiên dậm lấy đà để bay lên đất lún suống tạo thành hố sâu, sau này thành cái ao
gọi là (Gàng Manh).
Do vội vã nên
ông Tiên đã bỏ quên nhiều thứ. Trước khi vào Tả Phìn nghỉ chân trên đỉnh núi
ngọc, ông để rơi viên ngọc, sau này người Pháp đóng ở Sìn Hồ phát hiện được đã
lấy mất. Khi rời bản Tả Phìn ông Tiên còn bỏ quên cái ô đang cắm ở giữ bản để
che mưa, nắng lúc xem hội, lâu ngày cái ô hoá đá. Từ đó người dân Tả Phìn coi Ô đá là nơi linh
thiêng và trở thành nơi thờ cúng. Người Dao Khâu và người Mông đen ở xã Tả Phìn
và các xã lân cận hàng năm có tục lệ đến núi Đá Ô thắp hương và cầu mong cho
gia đình con cái được mạnh khoẻ, người ốm sớm bình phục. Theo các vị cao niên
trong bản tục lệ này đã có từ rất lâu, lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Thanh Huyền